Bài viết phổ biến

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Những tập tục kỳ lạ của các nước trên thế giới

Kết hôn cùng cây hay xin giấy phép để được xem tivi là những chuyện lạ "thật mà như đùa" tại khắp nơi trên thế giới.

Những tập tục kỳ lạ của các nước trên thế giớ

Một số phụ nữ ở Ấn Độ kết hôn với cái cây



Lý do cho truyền thống kỳ lạ này là trong chiêm tinh học Vệ Đà, người ta tin rằng những người chịu ảnh hưởng từ sao Hỏa sẽ không có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Những người này được gọi là manglik và thậm chí có những trang web dành riêng cho các manglik hòa nhập với nhau.

Tuy nhiên, người dân Ấn Độ tin rằng người phụ nhữ manglik có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nam giới khi kết hôn. Chính vì vậy, những phụ nữ này phải làm nghi lễ kết hôn với 1 cái cây để lời nguyền từ sao Hỏa sẽ chỉ ảnh hưởng lên cái cây đó và sau buổi lễ, cái cây bị chặt, người phụ nữ được phép về chung một nhà với chồng mình.

Thế nhưng nếu manglik là nam giới lại không cần trải qua bất kỳ nghi thức nào. Và người Ấn Độ cho rằng chỉ có người vợ mới làm thay đổi vận mệnh và ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc gia đình.

Người Sundan ở Indonesia dùng lá chuối thay đĩa



Truyền thống này có thể dễ bắt gặp ở một số quốc gia vùng nhiệt đới như Indonesia. Họ sử dụng lá chuối thay cho đĩa ăn và nếu nhiều người ăn cùng nhau thì sẽ dùng chiếc lá chuối thật to. Truyền thống này gọi là Botram nghĩa là ăn cùng nhau.

Những người có địa vị từ thấp đến cao đều dùng bữa với lá chuối lót thức ăn. Ngay cả thìa, dĩa hay đũa cũng không được dùng trong botram mà bạn phải bốc tay.

Giáo phái của các nữ thần Kumari sống ở Nepal



Người dân ở Nepal tin rằng nữ thần Ấn Độ có một hóa thân trần gian trong những bé gái. Quá trình tìm kiếm Kumari (thần trinh nữ sống) trong cộng đồng Newari được thực hiện bởi các nhà chiêm tinh và tu sĩ.

Có một số Kumari trong nước và những người nổi tiếng nhất sống ở Kathmandu. Quá trình tuyển chọn bao gồm một số nghi thức nghiêm ngặt, sau đó Kumarri được đưa vào sống trong cung điện và tặng quà cho khách ghé thăm với hy vọng rằng nữ thần sống sẽ ban phước lành cũng như giải đáp các thắc mắc của họ.

Nhà hàng thức ăn nhanh ở Philippines bán những suất ăn cỡ đại



Lý do không phải vì người Philippines ăn nhiều mà vì nhiều người thích ăn trưa trong công ty cùng bạn bè nên họ sẽ mua phần thức ăn lớn. Và đừng ngạc nhiên khi bạn nhìn thấy suất khoai tây chiên cỡ đại cho 6 người trong nhà hàng McDonald ở Philippinges nhé.

Một số nhà hàng ở Ả Rập Saudi cũng phục vụ phần ăn lớn cho cả gia đình. Ví dụ như bạn có thể gặp một suất cánh gà đủ cho 10-15 người ăn tại cửa hàng của KFC.

Cả một gia đình có thể ngồi vừa trên một chiếc xe máy ở Pakistan



Cách điều khiển giao thông này không an toàn cũng không thoải mái nhưng khá phổ biến ở Pakistan và nhiều quốc gia khác. Ta không hiếm gặp những bức ảnh như thế này trên Internet. Đôi khi nghèo đói không cho con người có lựa chọn nào khác ngoài việc phải làm cả những việc nguy hiểm.

Người Ai Cập có khái niệm hoàn toàn khác về quy tắc giao thông

Khi đến Ai Cập bạn có thể tùy ý điều chỉnh phương tiện giao thông. Chính vì thế mà tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra ở quốc gia này. Không phải vì quy tắc giao thông ở nước này khác biệt mà vì cảnh sát giao thông không để ý đến những vi phạm trên đường của người dân.

Người dân ở Ý có “trận chiến cam” đặc biệt



Hàng năm, vào tháng Hai hoặc đầu tháng Ba, Carnevale di Ivrea thường tổ chức “trận chiến cam” truyền thống với hoạt động mọi người cầm cam ném nhau. Theo một số nhà sử học, trận chiến này là biểu tượng của một cuộc nổi dậy phổ biến chống lại chế độ chuyên quyền của các lãnh chúa.

Một cô gái tên Violetta, người đã bảo vệ mình khỏi lãnh chúa địa phương, thực sự nổi bật trong phong trào này. Khi các lính canh cố gắng bắt giữ Violetta thì người dân đã cứu cô bằng cách ném đá vào lính canh. Ngày nay, cam tượng trưng cho những viên đá đó.

Và mặc dù truyền thống này tiêu tốn 350 tấn cam trong vòng 3 ngày kể từ ngày diễn ra sự kiện nhưng nó vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo của du khách mỗi năm.

Cư dân của Vương quốc Anh cần giấy phép để xem TV



Tại Anh, BBC là truyền hình công cộng và người dân có TV phải trả phí bản quyền và cần giấy phép để được xem các chương trình. Ngoài ra, họ cũng phải trả phí bản quyền khi xem chương trình qua máy tính, điện thoại hay cả chơi game. Mỗi năm người dân phải chi £ 146 (khoảng 4,6 triệu đồng) để xem các chương trình TV.

Nếu không mua gói dịch vụ này, người dân phải giải thích bằng văn bản lý do vì sao từ chối mua. Nếu không, họ có thể sẽ bị phạt tiền. Có một đơn vị đặc biệt là Phòng thực thi sẽ tới nhà bạn kiểm tra đột xuất về việc bạn có dùng TV hay không.

Người dân ở Úc bị phạt vì không bỏ phiếu bầu cử



Ở Úc, người dân sẽ phải nộp phạt nếu không tham gia bỏ phiếu bầu cử. Tiền phạt không lớn nhưng vẫn là một hình thức răn đe. Vào năm 2010, 6.000 người dân Úc đã không đi bầu cử ở Tasmania và mỗi người đã bị phạt 26 đô la (khoảng 600.000 đồng).


Nguồn: tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết nổi bật

Những bí kíp khi mang theo flycam đi du lịch

Flycam có thể giúp bạn ghi lại những hình ảnh trong chuyến đi của mình một cách ấn tượng hơn rất nhiều khi chẳng mấy ai có được một bức hìn...