Bài viết phổ biến

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Món ngon nước Áo, quê hương của thiên tài âm nhạc Mozart

Không chỉ là nơi nổi tiếng với các tòa lâu đài có lối kiến trúc đặc sắc, tuyệt đẹp, nước Áo còn thu hút du khách với loạt món ăn đẹp mắt, ngon miệng và đa dạng khẩu vị.

Món ngon nước Áo, quê hương của thiên tài âm nhạc Mozart

Wiener schnitzel 


Wiener schnitzel

Wiener schnitzel không chỉ nổi tiếng ở các nước Châu Âu mà còn là món ngon trứ danh Áo. Món ăn chủ yếu được làm từ thịt bê. Thịt bò, cừu, heo... cũng được sử dụng tùy sở thích của thực khách. Miếng thịt được đập mỏng, sau đó tẩm bột và chiên giòn trong bơ hoặc dầu ăn. Wiener schnitzel được trang trí với rau mùi và chanh. Nhâm nhi ly rượu vang trắng Gruner Veltliner và thưởng thức món thịt chiên trứ danh là trải nghiệm ẩm thực du khách không thể bỏ qua khi đến Áo. 

Austrian goulash  


Austrian goulash

Austrian goulash có nguồn gốc từ Hungary, ngày nay món ăn này nổi tiếng ở thành phố Vienne và khắp nơi trên nước Áo. Công thức món goulash chuẩn vị Áo gồm bò hầm sốt cà chua, ăn kèm khoai tây nghiền. Goulash ngon hơn khi thưởng thức vào mùa đông cùng với một ly bia hoặc ly rượu vang đỏ Zweigelt. 

Măng tây 


Măng tây
Ảnh: Sacramentostreet

Măng tây là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến Áo. Loại rau củ này được người Áo biến tấu theo nhiều công thức độc đáo như sốt bơ, chanh hoặc chế biến thành súp. Măng tây trắng với kích thước lớn, dày thịt, được nhiều thực khách yêu thích hơn măng xanh. 

Tafelspitz


Tafelspitz

Một đặc sản mang tinh túy ẩm thực Áo phải kể đến Tafelspitz. Món ăn được làm từ thịt bò mềm hoặc thịt bê, ăn kèm các loại rau theo mùa. Món Tafelspitz hợp vị khi thưởng thức cùng rượu vang trắng hoặc đỏ.

Salad khoai tây


Salad khoai tây
Ảnh: Getty 

Món salad khoai tây đặc trưng nước Áo không dùng sốt mayonnaise, phù hợp với những thực khách có chế độ ăn lành mạnh. Thay vì trộn loại sốt nhiều chất béo, salad khoai tây ở Áo có phần sốt từ giấm rượu vang trắng, mù tạt, hành đỏ, hẹ, muối và hạt tiêu. Món ăn này được phục vụ kèm thịt tùy theo yêu cầu của thực khách.

Bánh táo Apfelstrudel 


Bánh táo Apfelstrudel

Bánh táo Apfelstrudel không chỉ nổi tiếng ở Áo, món tráng miệng này được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới. Apfelstrudel có kết cấu nhẹ, giòn, mỏng, phần nhân chứa táo ướp đường, nho khô, chanh, rượu rum, quế và đinh hương. Món bánh thường được trang trí với vụn bánh mì trộn cùng các loại hạt và phủ bột đường. 

Powidltascherl


Powidltascherl
Ảnh: avocadobanane

Powidltascherl, bánh nhân mứt mận có nguồn gốc từ Bohemia, ngày nay trở thành món ngon trứ danh nước Áo. Bánh được làm từ bột khoai tây, nhân chứa mứt mận, đượm hương rượu rum. Powidltascherl được trang trí với vụn bánh mì, bơ và quả óc chó. Một số nhà hàng phục vụ bánh mứt mận với chocolate hoặc đường. 


Nguồn: Tripsavvy

Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng


Ẩm thực Na Uy luôn biết cách làm say mê du khách, bởi thế nên không ai đến đây mà quên thưởng thức những món ngon của đất nuớc này cả. Vậy nên nạn hãy đến thưởng thức để có cảm nhận riêng cho mình nhé.

Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng

1. Cá hồi nướng


Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng

Cá hồi là một trong những ẩm thực nổi tiếng của người Na Uy, món cá vừa thơm, bùi béo mà lại không có xương dăm luôn thu hút được rất nhiều khách du lịch khi dừng chân ở nơi đây. Với người Na Uy thì cá hồi nướng vẫn là món ăn được yêu thích nhất, miếng cá thơm thơm, giòn giòn bên ngoài nhưng lại trắng hồng, mềm mại bên trong được ăn cùng một loại nước chấm đặc biệt ở nơi đây càng trở nên hấp dẫn.

2. Pinnekjott


Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng

Món này có thể được hiểu là “Cây gậy thịt” được rất nhiều người yêu thích lựa chọn để thưởng thức. Pinnekjott được làm từ xương sườn muối và cừu sấy khô hấp trên gậy bạch đường. Thường được ăn kèm với khoai tây nghiền và xúc xích Thụy Điển xay nhuyễn.

3. Finnbiff


Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng

Món đặc sản này được làm từ thịt tuần lộc cắt thành miếng, xào qua rồi đem hầm cùng thịt hun khói, nấm và thêm nước. Cuối cùng, thịt được cho thêm hỗn hợp làm từ quả cây bách xù, húng tây, kem chua, sữa và phô mai sữa dê. Món này cực kỳ ngon nên bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức khi đến Na Uy nhé.

4. Thịt cừu Fårikål


Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng

Ngoài các loại cá thì thịt cừu cũng là một loại nguyên liệu được người Na Uy đặc biệt ưa thích. Món thịt cừu Fårikål này được nấu cùng bắp cải, hạt tiêu khô nhằm gia tăng hương vị, tạo độ ngon miệng hết sức tuyệt hảo cho thực khách.

5. Lutefisk


Đến Na Uy khám phá nền ẩm thực mang đậm hương vị riêng

Cá tuyết cũng chính là một loại nguyên liệu tạo nên các món ăn truyền thống nổi tiếng ở Na Uy. Những con cá tuyết được đem làm khô và mang đi ngâm dấm để giảm độ tanh, tăng hương vị chua chua, cay cay với nước sốt. Với hương vị thơm ngon, ấn tượng chắc chắn bạn không thể nào quên được món ngon này.

Tổng hợp



Thứ Ba, 25 tháng 6, 2019

Sự hồi sinh ngoạn mục của 10 danh thắng lịch sử nổi tiếng thế giới

Không chỉ có nhà thời Reims mà còn có nhiều địa điểm lịch sử khác tưởng chừng đã sụp đổ nhưng lại được “hồi sinh” đầy ngạc nhiên dưới bàn tay con người.

Sự hồi sinh ngoạn mục của 10 danh thắng lịch sử nổi tiếng trên thế giới

1. Nhà thờ Reims/ Nhà thờ Đức Bà Reims, Pháp


Nhà thờ Đức Bà Reims, Pháp

Nổi tiếng là địa điểm truyền thống cho lễ đăng quang của các vị vua của Pháp, Nhà thờ Reims từng là một bệnh viện trong Thế chiến I. Sau đó, do bị đánh bom liên tục nên nhà thờ tuyệt đẹp này đã bị phá hủy. Người ta bắt bắt đầu phục hồi nhà thờ Reims vào năm 1919 và nó được mở cửa trở lại vào năm 1938.

2. Tu viện Monte Cassino, Ý


Tu viện Monte Cassino, Ý

Nằm trên đỉnh một ngọn đồi, tu viện Monte Cassino ở Ý là một vị trí đắc địa cho các lực lượng Đức trong Thế chiến II. Cuối cùng nó đã bị bỏ lại trong đống đổ nát sau một vụ đánh bom của các đồng minh vào tháng 2 năm 1944. Hầu hết những đồ vật liên quan đến tu viện đều được lưu lại và được chuyển đến Vatican trước khi bắt đầu chiến tranh. Công việc phục hồi tu viện Monte Cassino đã hoàn thành vào năm 1964.

3. Frauenkirche, Đức


Frauenkirche, Đức

Giống như nhiều tòa nhà lịch sử khác, Dresden Frauenkirche phải chịu sự tàn phá của chiến tranh khi bom phá vỡ những bức tường trong Thế chiến II. Nằm ở thành phố Dresden, Đức, tàn tích của nó được coi là đài tưởng niệm chiến tranh trong khoảng 50 năm. Chỉ sau khi thống nhất nước Đức, quá trình xây dựng lại Frauenkirche bắt đầu và nơi nhanh chóng trở thành một biểu tượng của hy vọng sau chiến tranh. Công việc phục hồi nhà thờ hoàn thành năm 2005.

4. Nhà thờ thánh Nicholas, Croatia


Nhà thờ thánh Nicholas, Croatia

Một tổn thất khác của chiến tranh là nhà thờ Thánh Nicholas ở Karlovac, Croatia, đã bị tàn phá trong Thế chiến II và Chiến tranh Độc lập Croatia. Đây là một nhà thờ Chính thống giáo Serbia và đại diện cho lịch sử của người dân.  Cộng đồng người Serbia đã hợp nhất để hồi sinh nhà thờ thánh Nicholas. Và việc cải tạo lại diện mạo cho nơi đây hoàn thành vào năm 2007.

5. Nhà thờ Chúa Cứu thế, Nga


Nhà thờ Chúa Cứu thế, Nga

Vì chiến dịch chống tôn giáo của Joseph Stalin trong những ngày đầu của Liên Xô, Nhà thờ Chúa Cứu thế đã được lệnh phải phá hủy. Vào ngày 5 tháng 12 năm 1931, nhà thờ Nga trăm tuổi này đã bị biến thành đống đổ nát và đá cẩm thạch của nó được sử dụng để trang trí các trạm tàu ​​điện ngầm gần đó. Sau khi giải thể Liên Xô, Nhà thờ Chúa Cứu thế đã được xây dựng lại bằng cách sử dụng thiết kế tương tự ban đầu.

6. Nhà thờ Königsberg


Nhà thờ Königsberg

Thường được công nhận là nơi nghỉ ngơi của triết gia Immanuel Kant, nhà thờ theo phong cách gothic này chịu thiệt hại lớn trong Thế chiến II. Nhiệm vụ phục hồi nó được bắt đầu vào đầu những năm 1990 và kết thúc vào năm 2005. Nhà thờ Königsberg hiện có 2 nhà nguyện và một bảo tàng, và là địa điểm ưa thích cho các buổi hòa nhạc organ hàng ngày.

7. Lâu đài Hoàng gia, Ba Lan


Lâu đài Hoàng gia, Ba Lan

Nằm ở trung tâm Warsaw, Ba Lan, Cung điện Hoàng gia có từ thế kỷ 16 cho đến khi nó bị lục soát và sau đó bị quân đội Đức phá hủy trong Thế chiến II. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, công việc lưu giữ bất kỳ mảnh vỡ nào còn sót lại của tòa nhà đã bắt đầu. Đến năm 2010, nó đã được xây dựng lại hoàn toàn nhờ vào sự đóng góp tự nguyện và hiện tại nó là một trong những di tích quan trọng và phổ biến nhất của Ba Lan.

8. Tu viện Selby, Anh


Tu viện Selby, Anh

Một trong số ít các nhà thờ tu viện vẫn còn tồn tại từ thời Trung cổ ở Anh, Tu viện Selby, là một địa danh có giá trị lịch sử to lớn. Nhưng nó đã gần như mất hoàn toàn vì một đám cháy bùng phát vào năm 1906. Mái nhà của dàn hợp xướng và tất cả các đồ đạc bên trong đã bị phá hủy hoàn toàn dù các nhân viên cứu hỏa đã cố gắng cứu một cửa sổ kính màu từ thế kỷ 14. Nó được mở cửa trở lại vào năm 1909 chỉ sau 3 năm phục hồi, nhưng mãi đến năm 1912 việc “hồi sinh” tu viện mới hoàn tất.

9. Nhà thờ thánh Mark, Ý


Nhà thờ thánh Mark, Ý

Tháp chuông của Nhà thờ thánh Mark ở Venice, Ý, đã mang đến những khung cảnh ngoạn mục cho du khách trong nhiều thế kỷ. Nhưng địa điểm trình diễn kính viễn vọng Galileo đã sụp đổ vào sáng ngày 14 tháng 7 năm 1902 do tình trạng bảo tồn kém. Sau đó nó được khôi phục vào năm 1912 và khánh thành trở lại để du khách ghé thăm.

10. Reichstag, Đức


Reichstag, Đức

Một trong những điểm thu hút phổ biến nhất ở Đức, Reichstag, nằm trong quốc hội khi nó bị đốt cháy lần đầu tiên vào năm 1933. Một thập kỷ sau, dưới bàn tay của Adolf Hitler và quân đội của ông, tòa nhà lịch sử này đã bị phá hoại và cuối cùng bị bỏ hoang. Những nỗ lực để khôi phục nó bắt đầu từ những năm 1960, nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, toàn bộ quá trình tái thiết Reichstag mới thực sự bắt đầu. Nó được hoàn thành vào năm 1999, một năm được đánh dấu bằng sự trở lại của quốc hội liên bang cho Reichstag.


Theo danviet

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

Nếu bạn định nghĩa thanh xuân là những chuyến đi, vậy tại sao bạn không làm một chuyến đến với Monaco để thanh xuân thêm phần rực rỡ. Nơi đây sẽ giúp bạn viết tiếp câu chuyện về những chuyến đi của mình đấy.

Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

1. Cung điện Hoàng Gia Monaco


Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

Cung điện hoàng gia Monaco là ngôi nhà của nhà cầm quyền tại đất nước nhỏ bé này - gia đình Grimaldi. Hiện nay người đứng đầu đất nước là Hoàng tử Albert II, là con trai của hoàng tử Rainier và Grace Kelly. Cung điện này mở cửa cho du khách du lịch Châu Âu tham quan từ tháng Sáu đến tháng Mười. Vào bên trong cung điện bạn sẽ được chiêm ngưỡng cái sân làm từ 3.000.000 viên sỏi, được tạo hình thành mô hình hình học, hay ngắm nhìn các bức bích họa Genovese.

2. Casino Monte Carlo


Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

Monte Carlo là casino nổi tiếng tại Monaco. Được khởi công xây dựng từ thế kỉ 19, casino đã thu hút đông đảo du khách đến Monaco để vui chơi. Bạn có thể ghé đến nơi đây để khám phá mà không cần phả tham gia đánh bạc cũng được nhé.

3. Monte Carlo Harbor


Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

Nơi đây là bến đỗ của những con tàu nổi tiếng và giàu có, những du thuyền đắt tiền nhất của người dân nơi đây. Nằm ở La Condamine, khu phố lâu đời thứ hai tại Monaco, bạn sẽ tìm thấy con tàu hoàng gia thuộc Hoàng tử Monaco, nếu bạn muốn cũng có thể thư giãn tại một quán cà phê bờ sông, nơi có thể thưởng thức những chiếc du thuyền sang trọng đẹp và phong cảnh trong một khung cảnh quyến rũ.

4. Canh ốc Ghoulal


Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

Đây được xem là một trong những món ăn truyền thống của Monaco. Món ăn này được chế biến khá cầu kì với ốc được ướp bằng 15 loại gia vị khác nhau. Bạn hãy thưởng thức để có cảm nhận riêng cho mình nhé.

5. Bánh mì giòn Khobz


Thanh xuân một lần đặt chân đến Monaco xinh đẹp

Bánh mì là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Monaco. Bạn có thể thưởng thức rất nhiều loại bánh mì tại nơi đây, trong đó nổi bật là bánh mì giòn Khobz nướng từ lò than củi. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được hương vị riêng của món bánh mì này mà không thể tìm ở một loại bánh nào khác.

Tổng hợp


Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Bánh mì, câu chuyện cổ kim

Cuốn “Lịch sử bánh mì từ 6000 năm” của Heinrich Eduar có đoạn: “Bánh mì chế ngự tinh thần và vật chất của thế giới cổ đại, từ người Ai Cập đã phát minh ra và biến bánh mì thành nền tảng của đời sống kinh tế của họ, cho đến khi người Do Thái biến bánh mì thành điểm xuất phát của pháp chế tôn giáo và xã hội. 

Bánh mì, câu chuyện cổ kim

Sau đó là người Hy Lạp đã biết sáng tạo ra những huyền thoại sâu sắc và trang trọng nhất về những bí ẩn của thành Eleusis. Cuối cùng là người La Mã đã biến bánh mì thành một vấn đề chính trị. Cho tới ngày Chúa Jesus nói: “Hãy ăn đi ! Ta là bánh hằng sống!”. Như vậy đủ để chúng ta hiểu rằng, những chiếc bánh này có bề dày lịch sử đáng nể đến đâu.

Sự quan trọng của bánh mì


Sự quan trọng của bánh mì

Cách đây mấy trăm năm thôi, tại châu Âu, một gia đình hoàng tộc vì bao đời ăn chơi hoặc vì dốt - lắm khả năng là vì cả hai - đã khiến dân chúng không có đến bánh mì để ăn. Nghe đồn rằng một người trong hoàng gia ấy hỏi dân chẳng có bánh mì sao không ăn bánh ngọt, thế là dân nổi điên lên, trỗi dậy làm cách mạng, khiến vua cùng bao gia đình quý tộc khác bị lôi ra chém bay đầu.

Thiếu thốn ngũ cốc nói chung, hoặc thiếu bánh mì trong trường hợp phương Tây nói riêng, rất dễ dẫn đến loạn dân. Chứ chưa thấy ai làm loạn vì thiếu thịt, thiếu rau, hay thiếu bánh ngọt.

Vị cứu tinh của thời nông nghiệp


Vị cứu tinh của thời nông nghiệp

Cái hội chuyên ăn uống kiểu Paleo - tức kiểu ăn giống thời đồ đá cũ khi chúng ta còn săn bắt hái lượm - thường nói câu cửa miệng: Cơ thể con người không được cấu tạo để ăn ngũ cốc. Nói vậy thì không phải quá sai, do đúng là trong thời gian săn bắt hái lượm rất lâu ấy, loài người rất hiếm khi ăn ngũ cốc.

Cùng lắm trong lúc đi mò mẫm tìm thức ăn, chúng ta phát hiện ra bụi lúa mì hay lúa gạo mọc dại, ta đem một nhúm về nhai cho vui. Lúc ấy không ai trồng bất cứ cái gì và dụng cụ như lò nướng, nồi niêu... cũng gần như chẳng có.

Sau nhiều biến cố và các giống loài bị săn bắt nhiều dẫn đến tuyệt chủng, nguồn thức ăn cạn kiệt, loài người không còn cách nào khác, phải chuyển từ săn bắt hái lượm sang làm nông. Các loại ngũ cốc như gạo hay lúa mì trở thành món chủ đạo, do chúng mang nặng tính chất của thời đại nông nghiệp. Các loại lúa nước và lúa mì từ đó trở thành chuẩn mực của thời đại nông nghiệp.

Theo bản năng, hạt lúa mì nói riêng và các hạt ngũ cốc nói chung luôn mang trong nó một mục đích: nảy mầm. Hạt lúa mì muốn tạo ra cây lúa mì con, chứ không muốn... bị ăn.

Vì vậy các loại ngũ cốc đối phó với kẻ phàm ăn bằng cách “nhốt” dinh dưỡng thật kỹ, tức dinh dưỡng có trong hạt rất nhiều, nhưng các chất “chống dung nạp” cũng nhiều nốt. Thành thử ban đầu loài người chuyển sang ăn lúa mì thì dù ăn cho lắm nhưng lại không lấy được mấy dưỡng chất từ chúng.
Cũng do trong mấy chục ngàn năm săn bắt hái lượm, loài người rất ít ăn hạt và ngũ cốc, dẫn đến việc bao tử người không được tiến hóa để xử lý tốt loại thực phẩm này, nên phải mất một thời gian rất lâu tổ tiên chúng ta mới tìm được cách xử lý lúa mì, gạo, bắp, đậu... và vận dụng từng cách cho từng loại, từ đó dinh dưỡng trong ngũ cốc mới trở nên dễ hấp thụ hơn.

Lúc mới tập tành trồng trọt, loài người sử dụng chúng theo cách rất thô sơ: giã hoặc xay hạt lúa mì thành bột rồi cho nước vào để nhào thành từng khối. Sau đó nặn bột thành hình dẹt dẹt và quăng lên bếp lửa nướng ăn.

Có thể nói bánh mì dẹt không có men là loại bánh mì cổ xưa nhất. Các biến thể của bánh mì không men bây giờ vẫn còn, ví dụ bánh mì Matzo của người Do Thái hay các loại bánh mì Roti của Ấn Độ và Pol roti của Sri Lanka.

Bánh mì không men thường... không bổ, hay nói đúng hơn, con người khó lòng dung nạp được dưỡng chất từ loại bánh mì xử lý thô sơ như thế này. Vì thế, hiện giờ bánh mì không men thường dùng kèm các món giàu dinh dưỡng hơn, chứ chẳng ai ăn vã nó. Còn không thì nó được sử dụng với mục đích tôn giáo.

Phép màu của không khí


Phép màu của không khí

Không ai dám khẳng định chắc nịch rằng bánh mì lên men ra đời chính xác như thế nào, nhưng đa số sử gia tin rằng bánh mì men khởi nguồn ở Ai Cập, và là một sự tình cờ không hơn không kém.

Người Ai Cập cổ có thói quen nặn bột mì thành bánh để nướng hoặc nấu nó thành cháo sền sệt. Tương truyền rằng khi dân Ai Cập ăn không hết cháo và bỏ mứa bột mì lại trong tô, họ ngạc nhiên khi vài ngày sau, khối bột trong tô phình to ra. Đem phần bột ấy đi nướng, dân Ai Cập phát hiện rằng món bánh này ngon và dễ tiêu hơn hẳn so với món họ ăn trước đây. Từ đó họ nhồi bột để đấy mấy ngày, chờ cho bánh nở phồng rồi mới đem nướng chứ không nướng liền nữa.

Thời ấy người dân hay gắn bánh mì với các câu chuyện hoặc giá trị tôn giáo do bánh mì không men thể hiện sự khiêm nhường, còn bánh mì men là một phép mầu. Chẳng hiểu rõ về khoa học của khuẩn lên men, dân tình không tài nào giải thích nổi vì sao để yên cho một phần bột nhỏ xíu nằm ngoài không khí và chả phải làm gì mà phần bột ấy bỗng phình ra thành phần... to hơn rất nhiều.

Chắc chắn đó là phép thuật của các vị thần linh! Thế nhưng ngày nay giới khoa học đã biết rằng men có mặt ở khắp nơi, trên cơ thể người cũng có men sống, và men có rất nhiều trong không khí. “Phơi” khối bột ngoài trời để men không khí xâm nhập vào bánh mì, giúp bánh nở phồng to là cách lên men tự nhiên nhất mà tổ tiên loài người từng áp dụng.

Men không khí có hai tác dụng. Một là cho bánh mì có vị chua hậu, chính sự chua phát sinh từ men này giúp bánh mì trở nên dễ tiêu hơn. Thứ hai, men sẽ phân hủy các chất chống hấp thu trong hạt lúa mì.

Nói đơn giản hơn, nếu bao tử con người không tiến hóa để phân giải tốt các chất chống hấp thu dinh dưỡng mà hạt lúa mì sản sinh ra nhằm “tự vệ”, thì đành nhờ con men phân giải giùm. Bánh mì lên men phồng phúng phính từ đó rất bổ dưỡng và trở thành món ăn chủ đạo của nhiều nền văn minh trên thế giới.

Thậm chí ngạn ngữ phương Tây còn dùng cụm từ “Bread and butter” - tức “Bánh mì và bơ” - để chỉ những thứ thiết yếu, những thứ đem lại nguồn sống và nguồn thu nhập chính hoặc điều đó đem lại niềm tin.

Ví dụ, nói “Công việc của cô ta là bánh mì và bơ của cả nhà” hoặc “Bác sĩ giỏi là bánh mì và bơ của một bệnh viện uy tín”. So sánh thế cũng phải thôi do bánh mì lên men lắm chất bổ lại dễ hấp thu, chỉ cần ăn kèm với bơ béo là người dân có thể sống sót qua những ngày khó khăn nhất, chả cần ăn kèm với thịt rau hay cà-ri.


Theo PHA LÊ, tuổi trẻ

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

7 hồ nước nóng tự nhiên đẹp lịm tim trên thế giới

Không chỉ là nơi thư giãn, chữa bệnh, những suối nước nóng sau đây còn sở hữu cảnh quan mê hoặc, thu hút du khách đến nghỉ dưỡng bất kể ngày hè hay đông.

7 hồ nước nóng tự nhiên đẹp lịm tim trên thế giới
Ảnh: Don Kawahigashi

Pamukkale,Thổ Nhĩ Kỳ


Pamukkale,Thổ Nhĩ Kỳ
Ảnh: @xooox

Pamukkale là một spa cổ đại, khi người La Mã xây dựng nơi này thành một khu nghỉ dưỡng của Hierapolis quanh một suối nước nóng thiêng liêng. Hồ bơi Antique vẫn còn đó, rải rác với các cột đá cẩm thạch từ Đền thờ La Mã của Apollo và du khách có thể bơi trong những hồ nước nóng tuyệt vời này vào cả mùa đông lẫn mùa hè.

Nếu du khách muốn được ngâm mình trong những bể nước nóng này với một trải nghiệm spa tuyệt vời nhất, hãy làm theo những quy định sau: Đi trên các bậc thang bằng chân trần để tránh tình trạng xói mòn hoặc làm bẩn mặt cát tinh khiết. Mặc đồ bơi khi tận hưởng hồ bơi nước nóng. Ngoài ra bạn có thể tận hưởng thú vui bơi tại hồ bơi nổi tiếng Antique.

Khir Ganga, Himachal Pradesh, Ấn Độ


Khir Ganga, Himachal Pradesh, Ấn Độ
Ảnh: Conde Nast Travel

Bạn sẽ mất khoảng 3 giờ để đi bộ đến suối nước nóng Khir Ganga huyền thoại, được cho là nơi thần Shiva thiền định trong 3.000 năm. Đặc biệt hơn cả, khi ngâm mình trong dòng nước khoáng nóng tại đây, bạn còn được thưởng thức toàn bộ phong cảnh hùng vĩ của dãy Hymalaya xung quanh.

Grand Prismatic Spring, Mỹ


Grand Prismatic Spring, Mỹ
Ảnh: @cleipelt

Nằm trong vườn quốc gia Yellowstone, Grand Prismatic Spring là một hồ nước nóng kỳ lạ. Thảm vi sinh vật xung quanh hồ được chia thành từng tầng màu sống động như cam, đỏ, vàng, xanh lá cây hay xanh da trời.

Sở dĩ hồ nước có nhiều tầng màu đến vậy là do vi khuẩn sắc tố phát triển trên thảm vi sinh vật quanh hồ. Chúng sản sinh màu sắc khác nhau do tỷ lệ chất diệp lục và nhiệt độ của nước. Grand Prismatic Spring có nhiệt độ cao nên không thể tắm được, nhưng vẫn luôn có nhiều du khách tới đây để chụp ảnh và check-in.

Thung lũng Hoàng Long, Trung Quốc


Thung lũng Hoàng Long, Trung Quốc
Ảnh: Anh93

Là di sản thế giới được UNESCO công nhận, thung lũng Hoàng Long thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, từ lâu đã nổi tiếng bởi vẻ đẹp thần tiên. Các suối nước nóng tại đây hình thành nhờ đá vôi từ nghìn năm trước, phân ô tạo thành những bể nước tự nhiên, quanh năm bốc hơi nóng mịt mù giữa rừng núi khoáng đạt. 

Terme di Saturnia, Italy


Terme di Saturnia, Italy
Ảnh: Thetraveltellers

Thị trấn Saturnia ở Italy nổi tiếng với các suối nước nóng và bồn tắm tự nhiên màu xanh ngọc bích kỳ ảo. Dòng thác chảy vào các phiến đá travertine đã tạo nên những hồ nhỏ trong nhiều thế kỷ.
Đây là một địa điểm du lịch phổ biến nhưng hoàn toàn miễn phí tại Italy. Nằm ngay gần Terme di Saturnia là những khách sạn nghỉ dưỡng đẳng cấp, với nhiều tiện ích đa dạng làm hài lòng bất kì ai tới đây.

Hồ Champagne, Waiotapu, New Zealand


Hồ Champagne, Waiotapu, New Zealand
Ảnh: Booking

Hồ nước nóng Champagne là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Waiotapu, một khu vực địa nhiệt thuộc đảo Bắc New Zealand. Tuy không thể ngâm mình trong làn nước 74 độ C tại đây, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp sống động của hồ nước nóng từ xa. Do đặc tính của khoáng và silicat, nước hồ có 2 màu xanh ngọc bích và vàng cam. 

Blue Lagoon, Iceland


Blue Lagoon, Iceland
Ảnh: Anglers

Blue Lagoon từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới ở Iceland. Nơi đây sở hữu những tảng đá nham thạch đen trồi lên từ làn nước xanh ngắt và những đám mây bồng bềnh được hình thành từ hơi nước nóng. Người ta nói rằng ngâm mình trong làn nước khoáng tại đây không chỉ chữa được nhiều bệnh, mà còn làm cho da bạn đẹp mịn màng. 


Nguồn: tổng hợp

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Thú vị những điều tối kỵ khi ăn uống trên thế giới

Văn hoá ẩm thực là một chủ đề bất tận dành cho những ai yêu thích khám phá. Ở mỗi một quốc gia, cách ăn uống lại mỗi khác nhau. Những điều tưởng chừng bình thường như ăn sạch bát hay ăn trong im lặng tại Trung QuốcHàn Quốc sẽ khiến bạn nhận về vô vàn ánh mắt khó chịu.

Thú vị những điều tối kỵ khi ăn uống trên thế giới

Lật cá


Lật cá

Ngay cả trong trường hợp quá "ngứa tay", bạn cũng không được phép lật cá để ăn thịt mặt sau nếu ở Trung Quốc. Khi lật cá, bạn sẽ phải lật cả bộ xương bên trong. Điều này tượng trưng cho việc quay lưng, phản bội người khác. 

Bên cạnh đó, theo một vài truyện dân gian Trung Quốc, hành động lật cá cũng gợi lên cảm giác lật thuyền. Do đó, tốt hơn bạn nên tránh làm điều này nếu không muốn nhận ánh mắt khó chịu từ mọi người. Trong trường hợp muốn ăn thịt mặt sau, bạn hãy kiên nhẫn ăn hết thịt mặt trước rồi gỡ xương để tiếp tục.

Cắm đũa


Cắm đũa

Điều này rất phổ biến ở các nước Châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Việc cắm đũa lên bát cơm trông rất phản cảm, thậm chí là rùng rợn do gợi đến hình ảnh bát cơm cúng người đã khuất. Bên cạnh đó, gõ đũa lên bát cũng khiến những người Châu Á khó chịu. 

Nói cảm ơn


Nói cảm ơn

Lời cảm ơn là quy tắc xã giao cơ bản mà hầu hết mọi người đều được dạy từ nhỏ. Tuy nhiên, câu nói này chỉ khiến mọi người trở nên xa cách nhau nếu bạn sống ở Ấn Độ. Với người dân địa phương, câu cảm ơn chỉ dùng trong những trường hợp trang trọng. 

Ở hoàn cảnh bình thường như nhận cơm, đồ ăn từ chủ nhà, câu cảm ơn sẽ khiến họ phật lòng vì nghĩ bạn giữ khoảng cách, không thân thiện. Ngược lại, khi ngồi ăn với người Ấn Độ, bạn nên thấy bình thường nếu đưa đồ ăn cho họ và không nhận lại được câu cảm ơn. Họ không thô lỗ, đó đơn giản là cách thể hiện sự thân thiện.

Ăn sạch bát


Ăn sạch bát

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt các nước phương Tây, mọi người được dạy từ nhỏ là không để thừa thức ăn trên đĩa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chê món ăn không ngon. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, họ lại có một quy tắc ngầm khác. 

Khi được mời đến nhà ai dùng bữa, bạn sẽ rất bất lịch sự nếu ăn hết phần của mình. Theo quan niệm của người Trung Quốc, hành động này chẳng khác gì ám chỉ chủ nhà làm thức ăn không đủ. Vì vậy, bạn tốt hơn nên ăn gần hết và để thừa lại một chút.

Ăn trong im lặng


Ăn trong im lặng

Với nhiều người, ngồi cạnh ai đó ăn phát ra tiếng là điều vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, điều này không đúng ở Nhật Bản trong trường hợp bạn đang ăn mì (ramen, udon, soba...). Người dân xứ anh đào thích tiếng húp ồn ào bởi đó là dấu hiệu cho thấy món mì thực sự hấp dẫn. Vì thế, nếu có dịp tới Nhật Bản ăn mì, bạn đừng ngại ngần mà hãy húp thật to. Điều này sẽ khiến người bán hàng rất vui lòng.

Ăn trước người lớn tuổi


Ăn trước người lớn tuổi

Tại Hàn Quốc, việc kính trọng bề trên rất được đề cao và điều này thể hiện rõ trong các bữa ăn. Người dân xứ kim chi có một luật bất thành văn là không ai được ăn trước khi người già nhất bắt đầu. Bên cạnh đó, nếu dùng bữa cùng người Hàn Quốc, bạn nên chờ người già nhất ngồi xuống rồi mới tìm chỗ cho mình.

Thêm gia vị


Thêm gia vị

Việc bỏ muối, ớt hay những gia vị khác vào món ăn cho hợp sở thích của mình hoàn toàn là điều bình thường. Tuy nhiên, hành động này chẳng khác gì xúc phạm món ăn đầu bếp làm ra nếu bạn sống ở Ai Cập. 

Với những đầu bếp Ai Cập, món ăn trước khi tới tay bạn đã được nêm chuẩn vị nên việc bỏ thêm gia vị sẽ làm hỏng kết cấu hoàn hảo. Điều này cũng gần giống như việc bạn đi ăn ramen ở Nhật Bản. Nếu chưa nếm thử mà đã bỏ thêm gia vị, đầu bếp sẽ phật lòng và nghĩ bạn không tin tưởng tay nghề họ.


Nguồn: tổng hợp

Bài viết nổi bật

Những bí kíp khi mang theo flycam đi du lịch

Flycam có thể giúp bạn ghi lại những hình ảnh trong chuyến đi của mình một cách ấn tượng hơn rất nhiều khi chẳng mấy ai có được một bức hìn...