Bài viết phổ biến

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Đức, quốc gia xem bia là thức uống giải khát

Đức, người dân coi bia là nước giải khát không thể thiếu trong cuộc sống. Rất nhiều điều thú vị xoay quanh thức uống này khiến bạn phải ngạc nhiên.

Đức, quốc gia xem bia là thức uống giải khát
Ảnh: Twitter

15 năm để uống hết các loại bia Đức


15 năm để uống hết các loại bia Đức

Với trên 100 hoa bia khác nhau, 40 loại mạch nha và 200 chủng nấm men, đồ uống này ở đây có rất nhiều hương vị khác nhau. Theo Liên đoàn bia Đức, điều này nghĩa là bạn có thể uống mỗi ngày một loại bia Đức trong 15 năm. 

Bia sản xuất từ đầu thế kỷ 8 sau Công nguyên


Bia sản xuất từ đầu thế kỷ 8 sau Công nguyên
Ảnh: Plus Magazine

Những thầy tu ở tu viện Weihenstephan ở Bavaria (Đức) bắt đầu sản xuất bia từ đầu thế kỷ 8 sau Công nguyên. Tuy nhiên, cho đến năm 1040, nhà máy mới chính thức đi vào hoạt động khi vị trụ trì đó có giấy phép sản xuất và bán bia. 

Loại bia phổ biến nhất ở Đức có xuất xứ từ Czech Republic


Loại bia phổ biến nhất ở Đức có xuất xứ từ Czech Republic
Ảnh: USA Today

Dù có nguồn gốc từ một thị trấn ở đất nước xa xôi Czech Republic, Pilsen lại chiếm thị phần lớn nhất về bia tại Đức và được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Thương hiệu này được sáng chế bởi Josef Groll, một người Đức vào những năm 1840. 

Lượng tiêu thụ bia giảm ở Đức


Lượng tiêu thụ bia giảm ở Đức
Ảnh: Restaurante Estrela do Parque

Mặc dù các nhà máy ngày càng đa dạng sản phẩm, lượng tiêu thụ bia ở Đức lại giảm đi. Năm 2015, người Đức đã uống gần 8 tỷ lít bia, con số thấp nhất kể từ năm 1991. Tiêu thụ bình quân bia đầu người đã giảm từ khoảng 150 lít trong những năm 1970 xuống còn 107 lít.

Người Đức thích uống bia chanh


Người Đức thích uống bia chanh
Ảnh: Dineout

Tuy đề cao sự tinh khiết và nguyên chất, người Đức cũng rất ưa chuộng bia chanh. Đây là những loại bia có sẵn, được biến tấu khác biệt khi cho thêm hương vị chanh vào. 

Các thầy tu gọi bia là "liquid bread" (bánh mì lỏng)


Các thầy tu gọi bia là liquid bread

Giống một số champagne ngon nhất, các loại bia đầu tiên thường được ủ trong tu viện. Vào mùa chay, thầy tu sẽ nhịn ăn trong 40 ngày. Lúc đó, thay vì ăn bánh mì, họ có thể uống bia. Vì vậy, bia còn được thầy tu ở Đức gọi là bánh mì lỏng.

Đức từng cấm uống cà phê, đề cao bia


Đức từng cấm uống cà phê, đề cao bia
Ảnh: Wikitour

Vào thời Frederick Đại đế, vùng đất này bị cấm nhập khẩu và buôn bán cà phê vào năm 1777. Frederick nói rằng: "Người của tôi phải uống bia. Hoàng đế được nuôi dưỡng bởi bia và tổ tiên của ông ấy cũng vậy". Vua Frederick tuyên bố rằng mọi người nên có "súp bia" để hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp quốc gia. Cà phê trở thành hàng hóa chợ đen, được buôn lậu vào Đức bằng bao tải than, thùng bia và thậm chí cả trong quan tài.

Hương vị của các loại bia khó nhận ra sự khác biệt


Hương vị của các loại bia khó nhận ra sự khác biệt
Ảnh: Thelocal.de

Trong một nghiên cứu vào năm 2016, những người hâm mộ bia bịt mắt và làm một bài kiểm tra hương vị. Họ hầu như không thể phân biệt được các loại bia mà mình yêu thích.

Quá trình lên men tạo ra sự khác biệt


Quá trình lên men tạo ra sự khác biệt
Ảnh: Thelocal.de

Sản xuất bia không phải là quy trình đơn giản. Tuy nhiên, sự khác biệt chính giữa các loại bia Đức được xác định thông qua quá trình lên men từ trên xuống hay từ đáy lên. Quá trình lên men sử dụng loại men khác nhau, hoạt động ở nhiệt độ khác nhau. 

Văn hóa Đức tồn tại ở Namibia


Văn hóa Đức tồn tại ở Namibia
Ảnh: Finweb - HNonline

Năm 2014, Đức đứng thứ tư trong bảng xếp hạng tiêu thụ bia toàn cầu và Namibia, một quốc gia châu Phi, đứng thứ năm. Trong khi đó, Mỹ đứng thứ 17 và Anh xếp hạng 27. Do Namibia là thuộc địa của Đức từ năm 1884-1919 nên văn hóa bia Đức vẫn tồn tại ở đó. Người dân Namibia thậm chí còn có một lễ hội tháng 10 ở thủ đô Windhoek vào ngày 28, 29/10.


Nguồn: tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài viết nổi bật

Những bí kíp khi mang theo flycam đi du lịch

Flycam có thể giúp bạn ghi lại những hình ảnh trong chuyến đi của mình một cách ấn tượng hơn rất nhiều khi chẳng mấy ai có được một bức hìn...