Hoàng Su Phì, một huyện nhỏ khiêm tốn gần biên giới của tỉnh Hà Giang, có vẻ đẹp tựa một cô thôn nữ kiêu kỳ bên dòng suối uốn lượn, khoe từng đường cong mềm mại với núi rừng. Không mang vẻ đẹp mộng mị như Mù Cang Chải, mảnh đất trầm lặng này cũng là một điểm hẹn quen thuốc cho các tín đồ du lịch, đặc biệt là vào mùa lúa chín, khi những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ phủ một màu vàng rực rỡ.
Cảnh đẹp thì không cần phải bàn cãi nhưng đến Hoàng Su Phì cũng đừng quên thưởng thức hoặc mua những đặc sản có một không hai ở đây về làm quà nhé.
Cốm nếp Hoàng Su Phì
Bao đời nay, người La Chí, Hoàng Su Phì lưu truyền một món cốm độc đáo gắn liền với nghề canh tác lúa nước trên ruộng bậc thang truyền thống. Lúa nếp được chọn là loại chín vừa hái vào lúc sáng sớm, vì hạt quá non cốm sẽ mềm khó chế biến, còn quá già khi giã sẽ bị vụn.
Cũng giống người Thái ở Mường Lò, Yên Bái hay người Kinh ở Hà Nội… họ sẽ làm cốm vào mùa thu khi tiết trời se lạnh. Hạt nếp sau khi rang, sẽ được giã và đãi vỏ, gói trong lá chuối để giữ hương vị thơm ngon và lâu hơn. Người La Chí thường sử dụng món này để đón khách quý hoặc trong những dịp lễ đặc biệt của gia đình.
Hạt Mắc Khén
Hạt Mắc Khén được coi là linh hồn của ẩm thực Tây Bắc và loại gia vị rất đặc trưng ở Hoàng Su Phì. Hàng năm đến tháng 11, chính là thời điểm thu hoạch, người dân sẽ trèo lên cây, bẻ từng chùm rồi để chỗ râm mát, hoặc treo lên gác bếp dùng cho cả năm.
Mắc khén có vị cay nồng gần giống tiêu nhưng tạo ra một cảm giác tê rần nơi đầu lưỡi khá thú vị, thường được sử dụng cho các món nướng, chiên,… và đặc biệt là Chẳm chéo – loại nước chấm độc đáo vùng cao.
Xem thêm Đi tìm vẻ đẹp vùng cao Hoàng Su Phì
Lạp xưởng thịt lợn đen
Danh sách những món đặc sản Hoàng Su Phi không thể thiếu món Lạp Xưởng thịt lợn đen. Lợn đen là loài vật được nuôi nhiều tại những vùng cao, có thịt thơm ngọt và ít mỡ. Món lạp xưởng thường được làm từ thịt vai thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, rượu trắng, nước gừng và đặc biệt là quả mắc mật khô xay nhỏ. Tiếp đó, dồn thịt vào lòng non, buộc lại thành khúc và hong trên gác bếp hay phơi nắng cho khô dần.
Món ăn này mang mùi nắng vùng cao, mùi khói bếp, thoảng mùi mắc mật tạo nên một tổng thê rhafi hòa. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc hòa quyện với nhau thất khoái khẩu.
Thịt chuột La Chí
Chuột không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, mà nó còn gắn liền với đời sống thường ngày của người La Chí. Món thịt chuột ở đây vô cùng phổ biến và hầu như có thể dùng quanh năm suốt tháng với vô vàn biến tấu như: chuột nướng, chuột xào, chuột treo gác bếp,… Thịt chuột có vị thơm, mềm hấp dẫn hòa cùng những loại gia vị vùng núi đặc trưng vô cùng ngôn miệng sẽ khiến thực khách khó quên.
Trong bất cứ ngày lễ cúng nào thì loại nguyên liệu này đều là thứ không thể thiếu, bởi người La Chí rất sợ rắn và họ tin rằng nếu dâng món thịt chuột để mời Thần Rắn thì sẽ không bị cắn người và giúp bản làng được no ấm, mưa thuận gió hòa.
Trà shan tuyết Phìn Hồ
Nơi có loại trà Shan Tuyết nổi tiếng nhất Hà Giang phải kể đến vùng Phìn Hồ, Hoàng Su Phì. Nơi đây cả ngày sương phủ mờ ảo cùng thổ nhưỡng núi đá là nơi phát triển lâu đời của giống trà Shan Tuyết cổ thụ. Một cây có tuổi thọ khoảng chừng 200 năm tuổi, sống ở độ cao khoảng 1400m so với mực nước biển, va luôn cho ra những búp trà hảo hạng, thơm lừng.
Trà shan tuyết Phìn Hồ được chế biến từ búp chè 1 tôm 2 lá hái từ những cây đại thụ, quá trình canh tác và chế biến không sử dụng chất hóa học nên hương vị vô cùng tinh khiết và giàu khoáng chất, rất phù hợp để mang về làm quà tặng người thân.
Mận Chiến Phố
Cứ mỗi khi hề về, mận Chiến Phố ở Hoàng Su Phì lại được săn lùng ráo riết. Có màu đỏ rực rỡ và vị giòn ngọt không lẫn vào đâu được, loại mận này được xem là món “cao sản” đáng tự hào đã giúp những nông dân ở vùng núi bình yên thoát nghèo.
Ngoài dùng tươi thì mận Chiến Phố còn có thể biến hóa thành vô vàn món ăn giải nhiệt quyến rũ như mận muối, mận ngâm đường, nước ép mận,… Tất cả đều mang một sắc đỏ tuyệt đẹp cùng hương vị núi rừng phảng phất khó quên.
Rượu thóc Nàng Đôn
Hoàng Su Phì có địa hình rất phức tạp, đa số là núi cao chằng chịt, nổi tiếng nhất chính là dãy Tây Côn Lĩnh huyền thoại. Do khí hậu mát mẻ quanh năm, cộng thêm những mạch nước ngầm tự nhiên vô cùng tinh khiết, nên đồng bào nơi đây nấu được một loại rượu hảo hạng nổi tiếng gần xa.
Rượu được sản xuất từ thóc nương ta theo phương pháp ủ và chưng cất truyền thống của người Nùng tại xã Nàng Đôn. Sau khi luộc trong chảo từ 4-5h đồng hồ, người nấu rượu thóc đổ thóc ra các mẹt lớn để nguội và ủ với men lá tự làm từ các loại thảo mộc có trong địa phương . Đặc biệt là loại rượu thóc ở đây khá dễ uống, không gây đau đầu hay mệt mỏi nên thường được các nhà hàng ưa chuộng.
Nguồn Tổng Hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét